Bạn muốn con mình được cao lớn tối ưu. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi quá trình phát triển chiều cao của trẻ diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào tác động lên quá trình phát triển chiều cao của nữ giới? Liệu quá trình phát triển chiều cao của nam giới có khác nữ hay không? Ở cương vị những chuyên gia chiều cao, Bằng Tâm khẳng định đây là những kiến thức bổ ích bị nhiều người bỏ lỡ. Vậy, là một phụ huynh hiện đại, hãy cùng chúng tôi cập nhật thông tin. Như vậy, hành trình cao lớn của con em bạn sẽ thiết thực và hiệu quả hơn nhiều.
Tầm quan trọng của chiều cao trong cuộc sống
Chiều cao đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Ngoài việc tạo ra sự tự tin và thu hút, chiều cao còn phản ánh tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà chiều cao mang lại:
- Tầm nhìn rộng và xa hơn, kéo theo khả năng quan sát, nhận thức tình huống tốt hơn.
- Dễ dàng tạo ấn tượng tốt trong mắt người khác, thuận lợi trong giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ xã hội.
- Tăng thể lực và hiệu suất vận động.
- Thuận lợi hơn khi làm việc trong một số lĩnh vực như giảng dạy, người mẫu, nhân viên bán hàng,…
- Thể lực và sức bền cao hơn.
Quá trình phát triển chiều cao của trẻ
Theo Phó GS, TS, BS Lê Bạch Mai, quá trình phát triển chiều cao của một người luôn gồm 3 giai đoạn vàng. Đây là 3 thời điểm mà chiều cao tăng vọt trong khoảng thời gian ngắn. Để tối ưu chiều cao con trẻ, bạn cần sẵn sàng để tận dụng tốt những giai đoạn này.
Giai đoạn bào thai
Từ tuần thai thứ 16, hệ thống xương được hình thành. Đây là lúc mẹ phải bổ sung nhiều canxi để khung xương phát triển nhanh chóng. Nếu mẹ cung cấp đủ dưỡng chất kết hợp tinh thần tốt, nghỉ ngơi đủ, bào thai không chỉ khỏe mạnh mà còn sở hữu tiền đề để cao tối đa khi chào đời.
Quá trình phát triển chiều cao độ tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ
Một số nơi gọi giai đoạn này là 1000 ngày đầu đời. Nếu được nuôi dưỡng tốt trong khoảng thời gian này, trẻ có thể tăng đến 45cm chiều cao.
Sau khi bước qua 3 tuổi, tốc độ phát triển chiều cao chậm lại rõ rệt. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu bạn ngừng nỗ lực vào lúc này. Bởi sau 3 năm phát triển kích thước mạnh mẽ, giờ là lúc cơ thể cần tích lũy năng lượng. Do đó, dù không thấy sự cải thiện đáng kể, bạn vẫn cần cung cấp dưỡng chất, duy trì tập luyện, sinh hoạt điều độ. Ngoài việc “tranh thủ” thêm vài cm mỗi năm, việc này còn giúp kiểm soát thời điểm dậy thì sau đó.
Tăng trưởng chiều cao giai đoạn dậy thì
Đây là thời điểm quyết định chiều cao cuối cùng của một người. Mỗi chúng ta đều dậy thì vào những lúc khác nhau. Không ai có thể đoán biết được khi nào cơ thể thay đổi. Tuy nhiên, nhìn chung thì nữ giới dậy thì vào khoảng 10-16 tuổi, nam giới là 12-18 tuổi. Khi dậy thì kết thúc, quá trình phát triển chiều cao của trẻ cũng ngừng lại.
Quá trình phát triển chiều cao của nam/nữ giới khác gì nhau?
Như một quy luật tự nhiên, chiều cao trung bình của nam giới luôn cao hơn nữ giới. Vậy điều khác biệt gì đã tác động vào quá trình phát triển chiều cao của nam giới?
- Hormone tăng trưởng somatotropin và insulin-like (IGF) thường có mức độ cao hơn ở phái mạnh.
- Dậy thì ở bé trai diễn ra sau và kéo dài hơn so với bé gái. Như vậy, bé trai có nhiều thời gian tích lũy chiều cao hơn. Ngoài ra, thời gian dậy thì (cao nhanh) cũng nhiều hơn bé gái.
- Nhu cầu dinh dưỡng ở nữ giới giai đoạn dậy thì cao hơn vì phải chuẩn bị cho quá trình mang thai và sinh con. Như vậy, phần dinh dưỡng hấp thụ bị phân tán, không thể tập trung cho chiều cao.
Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển chiều cao của nữ/nam giới.
Phần lớn mọi người nghĩ rằng chiều cao do gen quy định. Nhưng trên thực tế, tác động của gen chỉ chiếm khoảng 23%. Gần 80% còn lại do các yếu tố sau quyết định, và chúng tương đồng ở cả hai giới:
- Dinh dưỡng phù hợp: khoảng 32%
- Hoạt động thể chất tác động quá trình phát triển chiều cao của trẻ: khoảng 20%
- Ngủ nghỉ hợp lý và môi trường sống thuận lợi: phần còn lại
Có thể thấy, đây đều là những yếu tố kiểm soát được. Do đó, bố mẹ nên quan tâm và chủ động cải thiện cho con khi còn có thể, nhất là ở những gia đình không có sẵn lợi thế chiều cao.
Gợi ý cụ thể những việc bố mẹ nên làm để giúp con cao tốt là:
- Cung cấp bữa ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh.
- Khuyến khích con vận động thể dục thể thao 45-60 phút mỗi ngày.
- Đảm bảo con ngủ sớm và đủ giấc.
- Giữ sạch không gian sống, bảo vệ sức khỏe con.
Vai trò HLV trong khuyến khích phát triển chiều cao.
Vì quá trình phát triển chiều cao chịu tác động bởi nhiều yếu tố, nên trẻ cần được chăm sóc toàn diện. Trong đó, gia đình thường chỉ cung cấp dinh dưỡng và môi trường sống tốt nhất. Việc hướng dẫn tập luyện, nghỉ ngơi cần người có kiến thức chuyên môn nên ít phụ huynh có thể đảm nhiệm nếu không dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu. Chính vì thế, gia đình cần đến sự trợ giúp của HLV phát triển chiều cao.
Nhiệm vụ nổi bật của những HLV này là thiết kế chuỗi bài tập chuyên biệt phù hợp độ tuổi. Không dừng lại ở đó, HLV còn cần theo dõi chế độ dinh dưỡng để tư vấn điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, trẻ em khác với người lớn. Trẻ cần được khích lệ, động viên rất nhiều để hoàn thành tốt những lộ trình dài như phát triển chiều cao. Vì thế, HLV cũng cần có kỹ năng để thuận lợi tham gia công tác giáo dục. Ví dụ như hướng dẫn trẻ lựa chọn thực phẩm, giữ nếp sinh hoạt điều độ, vun dưỡng nội lực và ý chí cho trẻ.
Lời kết
HLV phát triển chiều cao chính là người đồng hành suốt quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Trước đây, Bằng Tâm là đơn vị duy nhất có HLV chiều cao chất lượng. Phụ huynh muốn con cao nhanh, khỏe mạnh phải trực tiếp đưa con đến các cơ sở cố định. Nhưng giờ đây, nhờ lớp đào tạo nghề hữu ích do chính Bằng Tâm phát triển, tập luyện tăng chiều cao sẽ dần trở nên phổ biến.
Không chỉ dành cho giáo viên thể dục có sẵn nền tảng tri thức thể chất, khóa đào tạo HLV phát triển chiều cao còn khuyến khích phụ huynh tham gia. Như vậy, trẻ chắc chắn luôn được giáo dục, chăm sóc đúng cách để cao lớn vượt trội.